Thắc mắc thường gặp về Covid-19

Triệu chứng nhiễm nCoV

Theo Bộ Y tế, các triệu chứng của bệnh nhân nCoV từ nhẹ đến nặng gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp; trường hợp nặng, gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.

Các dấu hiệu nhiễm bệnh Covid-19
Các dấu hiệu nhiễm bệnh Covid-19

* Làm gì khi thấy nguy cơ?

– Khai báo tình trạng sức khoẻ thông qua ứng dụng NCOVI trên điện thoại. – Thông báo với nhà chức trách qua đường dây nóng Bộ Y tế 19009095 – 1900 3228, đường dây nóng các bệnh viện hoặc sở Y tế các địa phương.

– Thông báo cho những người tiếp xúc gần trong 14 ngày qua, để khai báo y tế và có biện pháp cách ly phù hợp.

* Danh sách các số thiện thoại khẩn cấp mùa dịch

Bộ Y tế công bố Danh sách số điện thoại đường dây nóng các bệnh viện tiếp nhận thông tin dịch bệnh Covid-19. Trong các trường hợp khẩn cấp, người dân liên hệ trực tiếp các số điện thoại trong danh sách để được hỗ trợ kịp thời.

Danh sách số điện thoại các bệnh viện tiếp nhận thông tin Covid 19
Danh sách số điện thoại các bệnh viện tiếp nhận thông tin Covid 19

* Di chuyển an toàn như thế nào?

Hàng không

Các Hãng hàng không được yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về cách ly đối với tổ bay theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam chỉ đạo các Cảng hàng không trang bị dung dịch rửa tay (có ít nhất 60% nông độ cồn), dung dịch khử khuẩn tại các phương tiện và khu vực công cộng tại nhà ga. Yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên và hành khách phải luôn đeo khẩu trang đúng cách trong khu vực nhà ga và trên các phương tiện vận tải hành khách. Thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn các trang thiết bị và khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao trong nhà ga hành khách.

Đối với các Cảng vụ hàng không khu vực, Cục yêu cầu triển khai các nội dung trên đến tất cả các hãng hàng không nước ngoài và các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không khác đang hoạt động tại các cảng hàng không, sân bay.

Tạm ngưng nhiều chuyến bay để phòng dịch Covid-19

Bên cạnh đó, hành khách cần chú ý an toàn của bản thân bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng dịch khi sử dụng phương tiện này.

Xe khách

Là phương tiện được nhiều người sử dụng và rất phổ biến tại Việt Nam. Tại một số địa điểm đã hạn chế hoạt động xe khách liên tỉnh. Nhưng ở nhiều địa phương vẫn hoạt động bình thường. Khách hàng cũng cần lưu ý các yếu tố an toàn khi sử dụng.

Dừng toàn bộ các hoạt động vận chuyển hành khách trên toàn quốc phòng dịch Covid-19

Các phương tiện cá nhân khác

Người dân hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện cá nhân để di chuyển. Tuy nhiên Chính phủ kêu gọi mọi người hạn chế ra ngoài trừ khi có việc cần thiết.

* Giao tiếp xã hội mùa dịch

“Cách biệt cộng đồng” hay “cách biệt xã hội” là biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm không dùng thuốc, nhằm hạn chế hoặc chặn đà lây lan dịch bệnh. Mục tiêu của “cách biệt cộng đồng” là giảm khả năng tiếp xúc giữa người mang bệnh với người khỏe, giảm tối đa khả năng truyền nhiễm, cũng như tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Thực hiện cách biệt cộng đồng giúp giảm sự lây lan Covid-19
Thực hiện cách biệt cộng đồng giúp giảm sự lây lan Covid-19

Các hình thức chính của “cách biệt cộng đồng” gồm đóng cửa trường học, cấm tập trung và tổ chức các sự kiện đông người, làm việc từ xa và yêu cầu người dân không rời khỏi nhà. Giao thông cũng có thể bị hạn chế hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn. Phương pháp này có hiệu quả nhất với bệnh dịch truyền nhiễm qua tiếp xúc giọt lỏng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp giữa người với người, cũng như với các bệnh lây qua không khí.

* Vệ sinh phòng dịch

Rửa tay

Corona virus gồm những phân tử chất béo lipid, protein và RNA. Trong đó, phân tử chất béo là vỏ bọc bảo vệ virus, đồng thời là chất keo hỗ trợ chúng xâm nhập cơ thể người. Xà phòng có chứa phân tử amphiphile, có thể hoà tan chất keo của virus, khiến chúng không bám dính được trên bề mặt da. Xà phòng kết hợp với nước sẽ phá huỷ cấu trúc của virus, đẩy chúng bong tróc khỏi da tay.

Quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y Tế
Quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y Tế

Khử trùng nhà cửa

Chuyên gia y tế khuyên nên khử khuẩn các bề mặt và vật dụng hàng ngày theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Những nơi thường xuyên chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa, dụng cụ cầm tay, bàn, nhà vệ sinh, vòi, bồn rửa cần được ưu tiên khử khuẩn. Bạn có thể dùng các các chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng hoặc pha chất tẩy bồn cầu theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để lau các bề mặt.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Với các bề mặt không chịu nước như điều khiển điều hòa, ti vi, công tắc đèn, máy tính, các thiết bị điện tử khác… bạn có thể dùng cồn 70% để khử khuẩn bằng cách dùng khăn sạch nhúng vào cồn và lau bề mặt, để khô tự nhiên không rửa lại với nước; nhớ ngắt điện trước khi khử khuẩn.

Khẩu trang

Sử dụng khẩu trang khi đi đến những nơi công cộng. Đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng về hô hấp (ho hoặc hắt hơi), nghi ngờ nhiễm nCoV, đang chăm sóc người nghi nhiễm, làm việc trong môi trường nguy cơ lây nhiễm.

Đeo khẩu trang tại nơi công cộng
Đeo khẩu trang tại nơi công cộng

Chính Phủ Việt Nam luôn coi trọng sự an toàn, tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết. Vì vậy, mỗi người công dân cũng nên góp 1 phần sức của mình để làm giảm sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Thực hiện tốt các yêu cầu:

  • Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
  • Nếu buộc phải ra ngoài, luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa; lau rửa thường xuyên các bề mặt, các điểm hay tiếp xúc; sinh hoạt lành mạnh.
  • Thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI(ncovi.vn), hoặc khai trực tuyến trên tokhaiyte.vn; cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế.